Lịch sử Hệ_thập_phân

Những học giả viết về hệ thập phân

  • Khoảng 3500 - 2500 TCN, Đế chế Elam của Iran đã dùng thể thức sơ đẳng của hệ thập phân.
  • Khoảng 2900 TCN, trong các bản chữ tượng hình của người Ai Cập đã có thấy sự tính toán với mũ 10 (1 triệu + 400,000 con dê chẳng hạn).
  • Khoảng 2600 TCN, nền văn minh sông Ấn (Bắc Ấn ĐộPakistan) đã có bằng chứng dùng hệ thập phân trong hệ cân đong trọng lượng dùng các trọng lượng thăng bằng có giá trị: 1 20 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{20}}\end{matrix}}} 1 10 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{10}}\end{matrix}}} 1 5 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{5}}\end{matrix}}} 1 2 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {1}{2}}\end{matrix}}} . Xin xem thêm trong mục Cân đong và đo lường trong nền văn minh sông Ấn cổ.
  • Khoảng 1400 TCN, có biểu hiện là những học giả của Trung Hoa quen thuộc và thông hiểu quan niệm về số thập phân, chẳng hạn số 547 được viết là "Năm trăm, cộng với bốn mươi, cộng với bảy ngày" trong một số bản viết tay.
  • Khoảng 1200 TCN, Ấn Độ cổ, kinh Vệ đà nghi thức tế tự (Yajur-Veda) có liệt kê những con số có mũ 10, đến số 1055.
  • Khoảng 450 TCN, nhà ngữ pháp Panini của Ấn Độ – dùng toán tử vô định (null operator) trong ngữ pháp tiếng Phạn.
  • Khoảng 400 TCN, Pingala (em trai của Panini) – kiến tạo ra hệ nhị phân trong phép làm thơ tiếng Phạn, với sự sắp xếp tương ứng rõ ràng hệ thập phân.
  • Khoảng 100–200, Satkhandagama (hệ thống toán học cổ của Ấn Độ) là một hệ thống dùng lôgarít sớm nhất.
  • Khoảng 476–550, Aryabhata (nhà thiên văn học người Ấn Độ) dùng một hệ thống mật mã hóa bằng bảng chữ cái đối với những con số dùng số không (0).
  • Khoảng 598–670, Brahmagupta (nhà thiên văn học và toán học người Ấn Độ) giải thích bảng chữ số Ả Rập (hệ thống đương đại) mà trong đó số nguyên, số âm, và số không đã được dùng đến.
  • Khoảng 780–850, Muḥammad ibn Mūsā al-Ḵwārizmī (nhà bác học người Ba Tư) là người đầu tiên trình bày chi tiết về algorism dùng hệ thập phân ở ngoài Ấn Độ.
  • Khoảng 920–980, Abu'l Hasan Ahmad ibn Ibrahim Al-Uqlidisi (nhà toán học người Ả Rập) được biết là người sớm nhất áp dụng trực tiếp phương pháp toán học đối với phân số thập phân (decimal fraction).
  • Khoảng 1300–1500, Trường Kerala (dạy toán và thiên văn học) ở miền Nam Ấn Độ) dạy số thập phân với dấu chấm động (decimal floating point number).
  • 1548/49–1620, Simon Stevin (nhà toán học và kỹ sư người vùng Vlaanderen - phía Bắc nước Bỉ) viết cuốn De Thiende (Phần mười).
  • 1561–1613, Bartholemaeus Pitiscus (nhà lượng giác học, thiên văn học và thần học người Silesia) có khả năng đã dùng dấu thập phân (decimal point notation).
  • 1550–1617, John Napier (nhà toán học, vật lý học, thiên văn học người Scotland) dùng lôgarít thập phân làm công cụ tính toán.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_thập_phân http://www2.hursley.ibm.com/decimal/decifaq.html http://www.kwiznet.com/p/takeQuiz.php?ChapterID=13... http://www.kwiznet.com/p/takeQuiz.php?ChapterID=13... http://www.kwiznet.com/p/takeQuiz.php?ChapterID=73... http://www.mathsisfun.com/converting-decimals-frac... http://www.mathsisfun.com/worksheets/decimals.php http://www.mpiwg-berlin.mpg.de/Preprints/P183.PDF http://spot.colorado.edu/~gubermas/NCTM_pap.htm http://www.chn.ir/english/eshownews.asp?no=1622 http://www.apa.org/monitor/apr99/english.html